Trong lĩnh vực kinh doanh, các bước định vị thương hiệu mang tính chủ động. Là quá trình để các chủ doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Từ đó, giúp sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn. Vậy, định vị thương hiệu là gì? Các bước thực hiện định vị thương hiệu như thế nào để đảm bảo hiệu quả?
Định vị thương hiệu là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu các bước định vị thương hiệu, hãy cùng với GMarks Vietnam điểm qua khái niệm định vị thương hiệu trước bạn nhé! Định vị thương hiệu ( Brand Positioning ) hiểu đơn giản là quá trình doanh nghiệp định vị tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu không chỉ dừng lại ở logo hoặc slogan ưa thích. Nó còn là cả một chiến lược lâu dài để làm nổi bật doanh nghiệp bạn so với đối thủ.

>> Xem thêm : Tái định vị thương hiệu là gì? Khi nào cần tái định vị cho thương hiệu?
Các bước định vị thương hiệu hiệu quả
Dưới đây, GMarks Vietnam sẽ chia sẻ quy trình định vị thương hiệu hiệu quả cho các bạn tham khảo:
Bước 1: Tiến hành xác định định vị thương hiệu hiện tại
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ doanh nghiệp đang tiếp thị sản phẩm/dịch vụ giống với mặt hàng nào trên thị trường? Bạn đang tiếp thị sản phẩm/dịch vụ như một điều gì đó đặc biệt chăng? Việc định vị thương hiệu hiện tại sẽ giúp bạn có được cái nhìn chính xác cho bước đi kế tiếp. Bởi đơn giản bạn hiểu được vị trí hiện tại của mình sẽ dễ phân tích thêm đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần xác định được tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình là ai? Sau đó, bạn mới xác định giá trị, sứ mệnh và điểm khác biệt của sản phẩm so với thị trường. Cuối cùng, bạn mới kiểm tra đề xuất về giá trị và tính cách lẫn tiếng nói thương hiệu.
Bước 2: Xác định đúng đối thủ cạnh tranh
Khi phân tích xong bản thân, quy trình định vị thương hiệu tiếp theo bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn cần xác định rõ đối tượng nào là “kẻ thù” lớn nhất đối với doanh nghiệp bạn. Dưới đây là các chiến lược định vị thương hiệu, xác định đối thủ mà bạn nên tham khảo:
– Nghiên cứu thị trường: Bạn có thể tham khảo đội ngũ bán hàng về những gì đối thủ thực hiện khi bán hàng. Hoặc sử dụng từ khóa thị trường để tìm kiếm nhanh doanh nghiệp nào được liệt kê.
– Sử dụng phản hồi khách hàng: Tìm hiểu đánh giá khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ đang vận hành.
– Sử dụng các phương tiện truyền thông: Bạn có thể tìm hiểu thông tin đối thủ trên các diễn đàn xã hội. Từ đó, bạn sẽ có được thông tin thú vị về đối thủ trong thị trường ngách của bạn.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là bước tiếp theo trong các bước định vị thương hiệu. Sau khi xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là nghiên cứu sâu về họ. Bạn cần ngồi lại với đồng đội của mình để phân tích các khía cạnh cạnh tranh sau:
– Dịch vụ/sản phẩm mà đối thủ đang cung cấp ra thị trường là gì?
– Ưu nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ đó là gì?
– Họ đang sử dụng chiến lược tiếp thị nào thành công?
– Họ đang xếp ở vị trí nào trên thị trường hiện nay?
Bước 4: Nên làm gì cho thương hiệu của mình độc đáo
Bước tiếp theo trong cách thức định vị thương hiệu đó chính là xác định điều cần làm giúp thương hiệu trở nên độc đáo. Khi phân tích điểm mạnh lẫn điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần nhìn vào điểm yếu của dịch vụ/sản phẩm của họ. Sau đó, bạn hãy biến điểm yếu đó trở thành điểm mạnh của mình để tạo ra sự khác biệt.
=>> Xem thêm : Tìm hiểu tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp

Bước 5: Tiến hành tuyên bố định vị thương hiệu
Trước khi tạo ra tuyên bố định vị, bạn cần phải trả lời chính xác 4 câu hỏi sau:
– Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
– Dịch vụ/sản phẩm của bạn là gì?
– Lợi ích lớn nhất của dịch vụ/sản phẩm của bạn là gì?
– Có bằng chứng chứng minh lợi ích đó?
Từ 4 câu hỏi này, bạn sẽ tạo ra được tuyên bố định vị ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn. Chắc chắn khách hàng sẽ dễ nhớ và dành nhiều sự quan tâm hơn trong các bước định vị thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Bước 6: Tuyên bố định vị có hoạt động lâu dài?
Việc dành thời gian định vị thương hiệu thu hút khách hàng của bạn chỉ là khởi đầu. Khi đã tuyên bố định vị, khoảng thời gian sau đó bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ biết được tính hiệu quả và xác định được tuyên bố định vị này có hoạt động lâu dài hay không?
Đơn vị thiết kế, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chất lượng
Đối với những doanh nghiệp với mới startup, việc định vị thương hiệu sẽ gặp khó khăn. Vì thế, đa số đều nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của một đơn vị chuyên về xây dựng chiến lược cho thương hiệu. GMarks Vietnam hiện đang là một trong những đơn vị uy tín nhất hiện nay cung cấp bộ tài liệu quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Chúng tôi đã và đang là đối tác đáng tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp trên thị trường. Tự hào đã tạo ra nhiều bộ tài liệu quản trị thương hiệu chất lượng, hiệu ứng cao. Do đó, GMarks Vietnam tự tin sẽ là nơi gửi gắm chất lượng nhất đối với các doanh nghiệp trẻ trong định vị thương hiệu.
GMarks Vietnam cung cấp bộ tài liệu quản trị thương hiệu S.I.F, trong đó bao gồm cả dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đa dạng. Cụ thể như:
- Đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp
- Thiết kế logo cho doanh nghiệp
- Bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp
- Nhận diện thương hiệu: Slogan, tem nhãn, website,…
- Định vị thương hiệu doanh nghiệp
Trên đây là nội dung chia sẻ các bước định vị thương hiệu hiệu quả. Nếu chưa có kinh nghiệm và thời gian để định vị thương hiệu. Quý doanh nghiệp hãy nhanh chóng liên hệ ngay với GMarks Vietnam để được hỗ trợ cụ thể hơn tại website: gmarkscorp.com.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
GMarks Vietnam cùng TopERP xây dựng Giải pháp
Chuyển đổi số thông minh
TP. Hồ Chí Minh, 11 tháng 12, năm 2020 – Công ty TNHH Tư vấn & Đầu tư GMarks và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ...
Sep
Thông tư hướng dẫn chế độ nghỉ phép mới nhất quy định như thế nào?
Trong quá trình làm việc, bất kỳ cán bộ, công chức nào cũng sẽ được nghỉ phép năm theo quy định. Trong một số trường hợp nếu các...
Sep
Để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần cần những thủ tục gì?
Theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp đặt biệt người lao động được quyền yêu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một...
Sep
Hướng dẫn hoàn thành thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản chi tiết 2020
Là một trong những chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động, chế độ thai sản không chỉ đảm bảo quyền lợi của...
Sep
Cách tính tiền chế độ thai sản 2019 mới nhất ra sao?
Cách tính tiền chế độ thai sản 2019 là một trong điểm quan trọng mà người lao động nữ cần phải nắm rõ để bảo vệ quyền lợi...
Sep
12 điều cần nắm về chế độ thai sản 2016 dành cho các chị em
Chế độ thai sản 2016 chính thức được Bộ Luật Bảo hiểm bổ sung nhiều nội dung. Mang đến nhiều quyền lợi tốt cho các thai phụ khi...
Sep
Chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất và những điều cần biết
Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ quan trọng và quen thuộc đối với người lao động. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa...
Sep
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội và một số thông tin cần biết
Đối với những người tham gia BHXH, ngoài chế độ hưu trí thì chế độ tử tuất là một trong những yếu tố rất được quan tâm. Bởi...
Sep